Trong văn hóa Dương_Ngung

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Dương Ngung xuất hiện ở hồi 103, giữ chức Thừa tướng Chủ bộ.[6] Năm 234, Thừa tướng Gia Cát Lượng ra quân gò Ngũ Trượng, bị bệnh nặng. Dương Ngung khuyên bảo:

Tôi thấy thừa tướng hàng ngày cứ phải coi xét sổ sách, thiết nghĩ không nên. Ôi! Việc trị nước phải có thể thống, trên dưới không xâm phạm tới nhau. Ví như đạo trị việc nhà, tất phải có đứa ở trại coi việc cày bừa, đứa ở gái coi việc thổi nấu, nghề nghiệp không thiếu việc gì, cần cái gì có cái ấy; ông chủ nhà chỉ việc thung dung ngồi một chỗ, nằm cao thảnh thơi, ăn uống mà thôi! Nếu việc nào cũng phải xuất thân làm lấy, thì sức lực mỏi mệt, tinh thần kém sút, mà không nên được việc gì. Đó có phải là trí khôn không bằng kẻ ăn người ở đâu, đạo làm chủ nhà phải thế. Cho nên cổ nhân có nói: "Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu". Ngày xưa, Bỉnh Cát lo việc con trâu thở, không lo gì đến kẻ đánh nhau chết dọc đường; Trần Bình làm tướng, không biết số tiền thóc ở kho bao nhiêu, nói rằng đã có người coi riêng từng việc. Nay thừa tướng thân xét đến cả việc nhỏ nhặt, mồ hôi toát ra cả ngày, chẳng nhọc nhằn lắm ru? Lời Tư Mã Ý nói, xin thừa tướng xét cho mới được.

Khác với trong lịch sử, thời gian Dương Ngung can gián bị cố ý thay đổi. Mặt khác, Gia Cát Lượng thay vì tiếp thu, lại lấy lý do từ chối:

Ta không phải là không biết thế đâu, nhưng vì chịu ơn tiên đế thác cô cho ta rất trọng, chỉ sợ người khác không được hết lòng như ta. Vậy ta mới phải chịu khó nhọc như thế.

Liên quan